Nội dung tóm tắt
Cổ góp điện là một trong những sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nặng. Công dụng chính của thiết bị này là dùng để góp điện và lấy điện dạng quay với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Hiện tại, cổ góp được sử dụng nhiều trong nhà máy chế biến thực phẩm, xi măng, bê tông và ngành mía đường,..v.v. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị này nhé.
Cổ góp điện (slip ring) là gì? Nó là 1 thiết bị có dạng hình trụ tròn, được cấu thành từ những vành quấn quanh. Một bộ sản phẩm gồm có giá đỡ chổi than, chổi than, cổ góp… sẽ giúp đưa điện ra hay đưa điện vào cho 1 cơ cấu quay, motor quay. Thiết bị này thường dùng cho các ru lô quấn nhả cáp hay các động cơ điện.
Tương tự như các loại thiết bị khác thì cổ góp cũng có nguyên lý hoạt động. Nó hoạt động theo nguyên lý 2 chiều. Điều đó có nghĩa là khi ta đưa vào dòng điện từ giá đỡ chổi than thì đồng thời ta sẽ có dòng điện ở cực của vành góp.
Khi mà chúng ta cấp điện từ cực của vành góp thì cùng lúc đó ta có thể lấy điện được ở chổi than. Nguyên lý tưởng chừng đơn giản này không chỉ giúp con người chế tạo nên thiết bị này mà còn nhiều thiết bị khác nữa.
Cổ góp có cấu tạo gồm vành đồng liên kết với nhau bởi lớp mica cách điện. Còn than của cổ góp được gắn vào giá đỡ, đồng thời được giữ bởi phíp cách điện.
Slip ring có nhiều loại được chế tạo sẵn theo cực như 2P,3P,4P,6P,8P, việc thay thế chổi than rất dễ dàng khi bị mòn, đảm báo tiếp xúc tốt giữa chổi than với vành góp. Cổ góp thường phải được che kín tránh bị ướt khi vận hành nếu không sẽ gây ra hiện tượng bị chập điện giữa các vành góp.
Slip ring được phân loại theo đường kính trong, đường kính ngoài, số pha và loại chổi than.
+ Cổ góp 2 Pha 20*50*50mm, 25*65*55mm, 20*60*50mm, 25*60*50mm,…
+ Cổ góp 3 Pha 30*70*75mm, 40*80*70mm, 55*100*90mm, 65*112*100mm, 75*125*110mm, 85*140*125mm, 90*160*140mm,…
+ Cổ góp 4 Pha 20*50*75mm, 25*65*90mm, 20*60*90mm,…
+ Cổ góp 5 Pha 55*110*108mm, 60*140*130mm, 65*140*125mm,…
+ Cổ góp 6 Pha 65*130*145mm,…
+ Cổ góp 8 Pha 75*140*247mm,…
Bước 1: Lắp đặt lá than vào cần nhôm của giá đỡ than
Bước 2: Lắp từng cần nhôm của giá đỡ than vào cây ty cố định, chúng ta căn chỉnh khoản cách giữa các cần nhôm của giá đỡ than tương ứng với vị trí rãnh đồng của vành góp điện. Trừ trường hợp một số giá đỡ than liền khối thì nhà sản xuất đã căn chỉnh khoảng cách sẵn luôn rồi.
Bước 3: Chọn vị trí thích hợp gia cố và lắp đặt phần giá đỡ chổi than cố định. Chú ý: Giá đỡ chổi than được đấu nguồn điện vào và lắp cố định.
Bước 4: Lắp vành góp điện vào trục quay. Lưu ý: chọn kích thước đường kính trong của vành góp bằng với trục quay.
Bước 5: Đấu điện nguồn vào cho bộ cổ góp, phần vành góp điện là lấy điện ra cho động cơ.
Hy vọng những chia sẻ kể trên sẽ giúp các bạn hiểu và tìm được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng. Xin trân trọng cám ơn.
Mọi thông tin yêu cầu và đặt hàng, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline : 0976.076.220/Mr.Hùng.
Tiếp nối xu hướng làm cầu trục treo trong năm 2024 cho các đối tác…
Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của…
Cầu trục dầm đôi 2 palang là giải pháp lý tưởng để nâng vật nặng,…
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc (hay Khu công nghiệp Thăng Long III) được…
Cầu trục treo (hay còn gọi là cầu trục treo trên cao) là một loại…
Cầu trục nhỏ gọn với thiết kế trần thấp và palang tời lệch tâm, lý…