Những sự cố nhỏ khi sử dụng cầu trục và cách sửa chữa

cau truc 1 tan

Thực tế trong qúa trình sử dụng cầu trục không tránh khỏi sự cố hỏng hóc. Hiểu biết một số lỗi cơ bản dễ khắc phúc giúp quý khách chủ động sửa chữa tránh tiền mất tật mang. Sau đây chúng tôi liệt kê một số những sự cố nhỏ khi sử dụng cầu trục và cách sửa chữa nó.

TT HIỆN TƯỢNG CÁCH KHẮC PHỤC GHI CHÚ
A XE LỚN (DẦM BIÊN CẦU TRỤC)
1 Xe lớn chạy bị giật một phía đi trước khi khởi động – Kiểm tra động cơ, phanh mở không đều hoặc một bên phanh bị bó, điện trở bị đứt (nếu có), các đầu nối dây động lực có thể bị đứt ở một bên của động cơ di chuyển – Với động cơ liền giảm tốc thì kiểm tra điốt
2 Xe lớn không làm việc, động cơ không có điện (có điện nguồn) – Kiểm tra nút bấm, khởi động từ, các đầu nối dây nguyên lý và động lực, kiểm tra động cơ
3

 

Bánh xe trèo lên ray

– Kiểm tra độ không song song của đường ray, bánh xe dầm đầu hoặc hai động cơ không đồng tốc, thay bánh xe không đúng đường kính
4 Xe lớn không dừng lại cuối hành trình – Kiểm tra công tắc giới hạn hành trình, kiểm tra cấp điện nguồn có thể ngược pha đã định ban đầu, kiểm tra phanh
5 Xe lớn lúc chạy lúc không khi bấm nút điều khiển – Kiểm tra nút bấm, nút đấu dây nguyên lý có thể bị move hoặc khởi động từ có thể có thể bị hỏng, chập chờn không ổn định
6 Xe lớn chạy có tiếng ồn cơ khí khác với bình thường – Kiểm tra toàn bộ bu lông liên kết, khớp nối giữa động cơ hộp số với bánh xe Hở mạch của rô to (nếu có)
7 Xe lớn không chạy nhưng động cơ phát ra tiếng gừ nghẹn – Kiểm tra điện nguồn, có thể mất pha, điện áp quá thấp (<= 10% điện áp định mức)

– Kiểm tra phanh do có thể bị bó phanh

B XE CON
1 Xe con không làm việc, động cơ không có điện – Kiểm tra nút bấm, khởi động từ, các đầu nối dây nguyên lý và động lực, kiểm tra động cơ
2 Xe con lúc chạy lúc không khi bấm nút điều khiển – Kiểm tra nút bấm, nút đấu dây nguyên lý có thể bị move hoặc khởi động từ bị hỏng
3 Xe con chạy có tiếng ồn cơ khí khác với bình thường – Kiểm tra toàn bộ bu lông lên kết, khớp nối giữa động cơ, hộp số với bánh xe
4 Xe con không chạy nhưng động cơ phát ra tiếng gừ nghẹn – Kiểm tra điện nguồn, có thể mất pha, điện áp quá thấp (<= 20% điện áp định mức)

– Kiểm tra phanh do có thể bị bó phanh

C CÁC HƯ HỎNG VỀ ĐIỆN
1 Không có nguồn động lực tại tủ điện tổng Kiểm tra áp tô mát cuối, đường cấp điện động lực cho thiết bị
2 Có nguồn điện động lực nhưng cầu trục không làm việc, khởi động từ tổng không có điện Kiểm tra nguồn tại áp tô mát tổng trên cổng trục, nguồn nuôi cuộn hút của khởi động từ tổng, các đường cấp điện tới cuộn dây của khởi động từ tổng…. Kiểm tra pha điện nguồn đối với cầu trục được trang bị bộ chống đảo pha
3 Các cơ cấu di chuyển không dừng tại điểm cuối của hành trình Kiểm tra nguồn điện xem có bị đảo pha so với pha đã được định trước hay không, các hạn chế hành trình của các cơ cấu có làm việc bình thường hay không
4 Động cơ điện có điện nhưng động cơ không làm việc bình thường và phát ra tiêng gừ gừ.. Kiểm tra phanh điện xem có bị mất pha hay không, các đầu nối dây có bị đứt hay không, dây dẫn bị đứt, các tiếp điểm của khởi động từ có tiếp xúc tốt hay không. Phanh, đi ốt, điện trở bị đứt (nếu có)
5 Có điện tổng nguyên lý nhưng cầu trục không làm việc Kiểm tra bộ nút bấm, tay lắc điều khiển, các điểm tiếp xúc, rơ le chống đảo pha, nguồn điện yếu, thiếu mát……
6 Móc, xe con, xe lớn dừng lại ở hạn vị cuối nhưng không chuyển động ngược lại được Kiểm tra phanh của nguồn điện tổng so với pha ban đầu đã được định trước, kiểm tra các hạn vị đảo chiều dùng 03 tiếp điểm trở lên để cài chiều chuyển động xem có bị hỏng không
D MÓC TẢI
1 Móc không lên hoặc xuống được khi tủ điện có điện Kiểm tra hạn vị, khởi động từ, mạch nguyên lý, động lực cho móc
2 Động cơ điện vẫn làm việc bình thường nhưng móc không làm việc Kiểm tra khớp nối, hộp số
3 Động cơ có điện nhưng không chạy và phát ra tiếng gừ ghẹn.. Kiểm tra phanh  của động cơ, nguồn điện yếu hoặc thiếu pha Với động cơ có phanh đuôi thì kiểm tra phanh và đi ốt
4 Móc làm việc có tiếng ồn cơ khí Kiểm tra khớp nối, bu lông đế, hộp số, khớp răng, dầu hộp số bị cạn, puly cáp tải bị kẹt hoặc đứt trở..
5 Động cơ móc bị cháy Quấn lại hoặc thay mới
6 Động cơ làm việc bình thường nhưng không mang được đủ tải Kiểm tra nguồn điện hoặc động cơ đã quấn lại nhiều lần Hở mạch trở của rô to (nếu có)
7 Động cơ chạy, điện đủ nhưng tiếng kêu nặng nề Quá tải, phanh bó hoặc hở mạch trở
8 Cáp tải bị tuột khi nâng hàng Kiểm tra puly, khoá cáp, cơ cấu chặn cáp
9 Tải bị trôi Xiết lại phanh móc

Với phanh đĩa ma sát: chỉnh lại khe từ bằng cách vặn từ 1 đến 2 vòng ren cho 03 hoặc 04 bu lông định vị cụm từ của cụm phanh

Với phanh côn: Xiết đai ốcthẳng trục truyền từ 0,25 đến 2 vòng ren

E PHANH
1 Phanh không làm việc mặc dù đã có điện Với phanh đĩa ma sát: Điốt bị cháy, cuộn phanh bị cháy, khe từ quá lớn

Với phanh côn: Hỏng má phanh, khe hở giữa má phanh và đế côn (nắp đuôi) quá lớn

2 Phanh không bám (ăn) – Xiêt lại phanh

Với phanh đĩa ma sát: chỉnh lại khe từ bằng cách vặn từ 1 đến 2 vòng ren cho 03 hoặc 04 bu lông định vị cụm từ của cụm phanh

 

0/5 (0 Reviews)
cmivietnam: