Lắp ray cầu trục tốt là rất cần thiết để tránh những hỏng hóc trong quá trình vận hành của cầu trục. Động cơ cầu trục chỉ có thể đảm bảo được tuổi bền như thiết kế nếu như điều kiện này được đảm bảo. Để ngăn chặn mòn sớm của bánh răng và hư hỏng cấu trúc thép của cầu trục. Dung sai đối với ray cầu trục mới trong điều kiện không tải không được vượt quá giá trị đã được định rõ .
Ở những nơi có thể phần ray nên được cắt góc 45°, các đầu mút phải được dùng máy làm sạch. Bề mặt làm việc phải được làm sạch dầu, mỡ, sơn và những vật khác. Cuối của đường ray phải được siết chặt bởi một cữ kết thúc hành trình thích hợp.
Đối với những chi tiết liên quan đến tải trọng trên đường chạy cầu trục gây ra bởi cầu trục, xem bản vẽ chung và dữ liệu tương ứng trong sổ lộ trình cầu trục.
Áp dụng tiêu chuẩn đối với ray cầu trục, bất cứ tổ chức hoạt động nào của cầu trục phải kiểm tra kỹ đường chạy ray cầu trục bao gồm những gân, mối nối đối với những vết nứt mới có tại những khoảng cách đều. Chúng được xác định vấn đề cường độ hoạt động của cầu trục.
Đường điện chính được lắp song song với ray cầu trục với độ lệch +/- 10mm.
Trong trường hợp thiết kế khác, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
1.3 Cất giữ đối với cầu trục chưa sử dụng và đối với những cầu trục ngừng hoạt động:
Nếu hệ thống cầu trục không được lắp đặt ngay sau khi chuyển đến hoặc nếu như hệ thống cầu trục sẽ không được sử dụng trong thời gian dài sau khi lắp đặt, hoặc có một thời gian dài ngừng hoạt động, cầu trục phải được để ở nơi khô ráo và sạch sẽ
Hệ thống cầu trục và những chi tiết của nó phải được bảo vệ chống lại những hỏng hóc, nhiễm bẩn, ăn mòn.
Nếu cần thiết, hỏi nhà sản xuất những phương pháp cần thiết.
Cầu trục phải được lắp bởi người có chuyên môn
Cầu trục được tháo rời để chuyên chở thành ba phần: dầm chính, xe chạy và dầm đầu cầu trục.
Lắp những phần này trên cùng mặt phẳng.
Tiến trình tuân thủ như sau:
Đặt dầm chính và phụ kiện trên chân đỡ. Để không tải dầm đầu và đặt nó lên dầm chính theo sơ đồ tổng thể và lấy dấu lắp ghép. Dấu lắp ghép là số dấu trên dầm chính và dầm xe chạy gần chỗ nối dầm chính, để lắp chính xác số trên dầm chính và dầm xe chạy phải khớp nhau.
Dựa trên những điều kiện hiện trường, có nhiều khả năng sử dụng khác nhau trong việc lắp đặt.
Một dầm chính có thể được bắt với dầm đầu và được nâng lên đường ray cầu trục và dầm chính thứ hai có thể sau đó được bắt lên đường ray cẩu. Có thể lựa chọn, cầu trục có thể đuợc lắp trước trên mặt phẳng cả 2 dầm chính và nâng lên đường ray cầu trục như là cùng một bộ phận.
Nếu định nâng cầu trục lên trên đường ray chạy như là cùng một bộ phận, phải đảm bảo rằng 2 dầm chính không được buộc vào nhau vì nếu như vậy có thể xảy ra biến dạng.
Bước cuối cùng đặt palăng lên trên xe chạy
Bề mặt tiếp xúc trên dầm chuyển tải và bích nối dầm chính phải được làm sạch gỉ, bụi, dầu, sơn và những chất khác. Bề mặt tiếp xúc được đánh dấu:
Đặt dầm chính và dầm xe chạy trùng lỗ bắt và cho bulông nối áp lực cao qua lỗ vào. Vòng đệm dưới đầu bulông và đai ốc là cần thiết để đảm bảo mối nối. Xiết chặt đai ốc từ bên ngoài dùng một tay vặn.
Mô men xoắn đòi hỏi với bulông tra theo bảng.
Bulông không được vặn chặt bằng cách sử dụng súng vặn bulong.
Sau khi chúng đã được vặn chặt đúng với mômen xoắn yêu cầu, bulông nối dầm chính có thể nới ra và vặn chặt lại trong quá trính lắp đặt. Tuy nhiên nếu cầu trục thỉnh thoảng tháo rỡ trong quá trình sử dụng, bulông mới với chất lượng tương đương phải được sử dụng khi lắp ráp lại, bulông cũ phải được bỏ đi không sử dụng lại.
Trong truờng hợp mẫu bulông lớn hơn, bulông phải được vặn chặt lần lượt tới 60% của giá trị mômen xoắn và sau đó đạt đủ giá trị trong lần vặn thứ 2. Siết chặt lần cuối cùng phải đảm bảo đủ mômen xoắn yêu cầu.
Trước khi đặt cầu trục lên ray cầu trục kiểm tra khẩu độ và khoảng cách chéo giữa các bánh xe.
Khẩu độ của cầu trục được ghi trong bản vẽ thiết kế của nhà cung cấp.
Sự chênh lệch cực đại giữa kích thước đo và kích thước đã định không vượt quá ± 2mm.
Để hạn chế sai số đo, phải đảm bảo rằng đã chọn điểm tương đương đối với bánh xe trên cả 2 mặt.
Dùng một cẩu lưu động nâng cầu trục và đặt nó lên đường ray chạy . Vật liệu bảo vệ thích hợp phải được sử dụng ngăn chặn hư hỏng đối với dầm chính. Vật liệu này được bao bọc xung quanh dầm chính, những biện pháp phải được đề phòng để ngăn chặn sự cong của mép trên và mép dưới của dầm (chẳng hạn như dùng dầm đỡ).
Sau khi đặt cầu trục, kiểm tra có bị kẹt hay không và tất cả các bánh xe tiếp xúc với ray cầu trục.
Kẹp dây nối động cơ , dây nối điện xe chạy và dây nối điều khiển tay bấm vào hộp cáp và đưa những mối nối vào hộp tiếp điểm theo sơ đồ điện.
Sau khi cẩu được đặt trên ray, vị trí chính xác của tay lấy điện phải được lắp vào vị trí của đường dây điện chính. Đường dây chính phải được nối với hộp tiếp điểm theo sơ đồ điện.
2.2 Động cơ di chuyển cầu trục:
Sau khi bulông được tháo ra, động cơ cầu trục có thể được di chuyển hướng trục. Phải đảm bảo rằng không có vật nặng nào gần với trục động cơ trong phương hướng kính. Khi lắp đặt động cơ đảm bảo rằng bánh răng truyền tới trục động cơ được tra dầu tương ứng. Lực xiết chặt bulông giá động cơ dựa trên đường kính bánh xe và được tra bảng .
Nguời điều hành phải nối hệ thống tới nguồn cung cấp .
2.4 Kiểm tra chiều quay của động cơ:
Khi động cơ được công tắc thứ 1 bật lên chiều quay của động cơ phải được so sánh với chiều quay yêu cầu của hệ thống điều khiển.
Hướng quay phụ thuộc vào thứ tự các dây pha. Sau khi mở công tắc hình nấm đỏ, công tắc nâng chính xác phải được ấn trước tiên. Không bao giờ bấm công tắc thấp hơn trước. Nếu móc được nâng lên hoặc không chuyển động nào được phát sinh ra bởi vì công tắc phía trên ngắt, dây pha là chuẩn xác. Bấm nút phía dưới như là một cái chặn. Nếu như thiết bị không di chuyển đúng theo hướng của điều khiển , dây dẫn nối hai pha của cáp nguồn cung cấp phải được đổi chỗ. Nếu Không đảm bảo động cơ quay đúng chiều, hư hỏng có thể xảy ra.
Nếu công việc Thử hoặc kiểm tra không được điều khiển bởi chuyên gia của nhà sản xuất cầu trục và bên thứ 3 có trách nhiệm cho công việc này, đơn vị điều hành cầu trục phải có trách nhiệm lựa chọn giao nhiệm vụ cho nguời có chuyên môn thích hợp và điều khiển những cuộc thử này.
Yêu cầu đối với giám sát viên:
Các yêu cầu của tất cả các qui định quốc gia áp dụng phải được cân nhắc, chẳng hạn như những qui định chống tai nạn đối với cầu trục ở Đức.
2.6 Kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng:
Kiểm tra này phải được thực hiện giám sát trên cầu trục sẵn sàng để hoạt động trong điều kiện bình thường.
Trong quá trình kiểm tra, không ai phảI được đứng vào để tránh nguy hiểm.
Những người điều hành trong quá trình kiểm tra bao gồm người điều khiển cầu trục và người điều khiển tải trọng, phảI là người của đơn vị điều hành cầu trục và phải có chuyên môn phù hợp với công việc.
Tất cả những người trong thành phần giám sát phảI có khả năng liên lạc hiệu quả với nhau trong qúa trình kiểm tra. Nếu không thể liên hệ trực tiếp giữa các điểm kiểm tra và các điểm nâng tải trọng thì đơn vị điều hành cầu trục phải cung cấp hệ thống liên lạc thích hợp.
Công việc kiểm tra ít nhất là tuân thủ những khoản mục sau:
Trên đây là quy trính lắp đặt hệ thống cầu trục tại công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp CMI Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua cầu trục và các thiết bị nâng hạ khác hãy liên hệ ngay tới Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp CMI Việt Nam theo địa chỉ VPGD: Số 2A Lĩnh Nam – Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội; Nhà máy: KCN Minh Đức, Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên hoặc liên hệ hotline: 0976 076 220 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tiếp nối xu hướng làm cầu trục treo trong năm 2024 cho các đối tác…
Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của…
Cầu trục dầm đôi 2 palang là giải pháp lý tưởng để nâng vật nặng,…
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc (hay Khu công nghiệp Thăng Long III) được…
Cầu trục treo (hay còn gọi là cầu trục treo trên cao) là một loại…
Cầu trục nhỏ gọn với thiết kế trần thấp và palang tời lệch tâm, lý…