Categories: Tin Tức

Top 5 ngành sử dụng cầu trục nhiều nhất

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về Top 5 ngành sử dụng cầu trục nhiều nhất.

Các nhà xưởng, nhà kho chứa vật tư sắt thép, gia công chế tạo cơ khí

Một trong những ngành đứng đầu trong việc sử dụng cầu trục phải kể đến chính là các nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu như sắt, thép, inox để gia công, chế tạo cơ khí. Tất cả các vật liệu này đều có số lượng và tải trọng lớn, công suất làm việc cao. Vì vậy mà trong các nhà xưởng, nhà kho bao giờ cũng có từ 1 đến 2 cầu trục hoạt động trên cùng một đường ray hoặc có thể trên các đường ray khác nhau. Những thiết bị cầu trục được lựa chọn đặt trong các nhà xưởng, nhà kho chính là giải pháp hữu hiệu để giải bài toán về nâng hạ an toàn và hiệu quả.

Ngành sản xuất thép, luyện kim

Các nhà máy sản xuất thép, luyện kim là những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhiệt độ cao nên việc trang bị cầu trục là hết sức cần thiết. Người ta thường sử dụng cầu trục dầm đôi hoặc cầu trục gầu ngoạm để phục vụ trong lĩnh vực này.

Ngành sản xuất bê tông

Đối với ngành sản xuất bê tông thì việc nâng hạ những sản phẩm có trọng tải lớn là điều không thể tránh hỏi, những sản phẩm này có trọng lượng từ 2 đến 10 tấn. Một trong những đòi hỏi khắt khe của lĩnh vực này chính là bước khâu bê tông từ các khuôn luôn đòi hỏi sộ chính xác cao, bên cạnh đó lực hút của khuôn lớn nên những thiết bị như xe nâng, xe cẩu không thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy cầu trục là lựa chọn lý tưởng cho công việc này.

Các nhà máy nhiệt điện, các công trình đập xả nước, chứa nước

Một ngành thường xuyên sử dụng cầu trục nữa không thể không nhắc tới chính là các nhà máy nhiệt điện và các công trình đập xả nước, chứa nước. Hệ thống van xả ở các công trình này đều có trọng lượng lớn mà sức người không thể nâng hạ được vì vậy rất cần đến sự hỗ trợ đắc lực của cầu trục mà cụ thể là cầu trục chân dê.

Cầu trục phục vụ xưởng lắp ráp linh kiện

Các xưởng lắp ráp linh kiện ô tô, điện tử thường có nhu cầu nâng hạ và di chuyển lớn. Tuy nhiên, tải trọng vật nâng thường từ 100kg đến 1 tấn. Tần suất làm việc của loại cầu trục nâng hạ này thường ở mức trung bình.

Đối với các nhà xưởng này, loại cầu trục phù hợp gồm:

– Tải trọng nâng từ 100kg đến 1 tấn.

– Khẩu độ cầu trục từ 5 m đến 20 m.

– Tốc độ nâng hạ, di chuyển nên lựa chọn loại tốc độ tiêu chuẩn.

– Loại cầu trục này thường sử dụng hệ thống điều khiển bằng tay bấm từ xa.

Trên đây là thông tin về top 5 ngành sử dụng cầu trục nhiều nhất mà có thể bạn chưa biết. Ngoài ra để biết thêm thông tin về các sản phẩm cầu trục bạn có thể liên hệ đến Công ty TNHH Thiết bị Công Nghiệp CMI Việt Nam qua hotline: 0976 076 220 để được tư vấn kỹ hơn.

0/5 (0 Reviews)
Pham Nhan

Recent Posts

CMI Việt Nam bàn giao 02 hệ cầu trục nhẹ KBK 250kg cho đối tác Nhật Bản tại Vĩnh Phúc

Vào tháng 6/2025, Công ty CMI Việt Nam đã hoàn thành việc bàn giao 02…

2 ngày ago

Cầu Trục KBK Dạng Giàn: Giải Pháp Nâng Hạ Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp Tại Khu Công Nghiệp Đồng Văn IV

Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh mẽ, nhu cầu về các…

2 ngày ago

Tự động hóa và điều khiển từ xa của cầu trục trong nhà máy thép

Tổng quan về hoạt động cầu trục tại nhà máy thép Các nhà máy thép…

1 tháng ago

Dự Án Cầu Trục Dầm Đơn 3 Tấn Của Công Ty Cầu Trục CMI Tại KCN Vân Trung, Bắc Giang

1. Giới thiệu dự án Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh…

2 tháng ago

Dự Án Lắp Đặt Cầu Trục Nhẹ KBK 250kg Tại KCN Thăng Long Vĩnh Phúc

Giới Thiệu Dự Án Trong xu hướng hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và…

2 tháng ago