Nội dung tóm tắt
Cầu trục dầm đôi còn có tên gọi khác là cầu trục hai dầm, được cấu tạo vững chắc, không chiếm diện tích ở trong nhà xưởng vì nó tận dụng hết khoảng không ở trên.
Cầu trục dầm đôi được ứng dụng rất rộng rãi tại các khu công nghiệp, đảm bảo tiến độ và an toàn khi hoạt động.
Cấu tạo của cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi có các bộ phận, đó là:
– 2 dầm chính
– 2 dầm biên
– Sàn công tác
– Xe con di chuyển
– Điều khiển cầu trục
– Dây dẫn điện
– Cơ cấu di chuyển của cầu trục
Dầm chính của cầu trục được thiết kế dưới dạng hộp hoặc kiểu dàn không gian. Vì dầm dàn không gian có trọng lượng nhẹ hơn nên dầm hộp chỉ sử dụng cho cầu trục đôi có trọng lượng nâng lớn. Dầm biên được thiết kế dưới dạng hộp.
Dầm chính và dầm biên liên kết với nhau theo phương thẳng đứng. Và dầm biên có lắp bánh xe chạy trên thanh ray cầu trục dọc theo nhà xưởng.
Cơ cấu nâng hạ cầu trục dầm đôi
Cơ cấu nâng hạ của cầu trục thường sử dụng Palang. Vì Palang thường được nhập khẩu trực tiếp nên khách hàng cần lưu ý các thông số kỹ thuật, sao cho đảm bảo được các yêu cầu về tốc độ di chuyển, tốc độ nâng hạ, chiều cao nâng hạ.
Xe con mà hoạt động thường xuyên hoặc làm việc trong môi trường khắc nghiệt cũng có thể sử dụng loại cầu trục này để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cơ cấu di chuyển của cầu trục dầm đôi
Dầm biên của cầu trục bao gồm: hộp bánh xe, khung dầm biên, các đầu đấm bằng cao xu để giảm chấn và động cơ giảm tốc. Dầm biên được lắp bánh xe chạy trên thanh ray, giúp cho cầu trục có thể di chuyển khắp nhà xưởng. Động cơ dầm biên có điện là nhờ ray điện cầu trục. Nếu như dầm đôi có trọng lượng càng lớn thì dầm biên lại càng dài.
Hệ thống cấp điện
Cấp điện cho hệ điện ngang được thiết kế theo kiểu sâu đó còn cấp điện cho hệ điện dọc thì sử dụng ray điện 3P, 4P, 6P được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Riêng cầu trục dầm đôi có trọng lượng dưới 20 tấn thì thường sử dụng ray 3P.
Ưu điểm và nhược điểm của cầu trục dầm đôi
– Cầu trục có khả năng tận dụng được hết các phạm vi trên không, không tốn diện tích nhà xưởng
– Tốc độ cầu trục đều có thể điều chỉnh để phù hộ với công việc
– Dễ dàng lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng
– Cầu trục gọn nhẹ, hoạt động ổn định, có thể nâng hạ các đồ vật có trọng tải lớn
– Cầu trục ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, khu công nghiệp
Tuy nhiên, cầu trục dầm đôi vẫn còn một nhược điểm duy nhất, hiện tại vẫn chưa được khắc phục:
– Khi di chuyển các vật, cầu trục dễ bị xô lệch về một bên vì lực cản của 2 bên ray không đều
Lưu ý cần biết khi sử dụng cầu trục
Những lưu ý bạn cần phải biết khi sử dụng cầu trục để hạn chế các trường hợp xảy ra không cần thiết:
– Trước khi cho vào hoạt động, phải thử chạy, để đảm bảo các hệ thống điện, palang,… không có gì bất thường
– Khi vận hành cầu trục, tuyệt đối không được đứng lên hoặc đứng dưới vật được nâng hạ
– Bảo dưỡng các thiết bị định kỳ, đúng thời hạn để sửa chữa kịp thời
– Tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động của cầu trục
– Luôn luôn phải chuẩn bị các thiết bị thay thế các bộ phận có khả năng hao mòn tự nhiên như các động cơ di chuyển, má phanh,…
– Cầu trụ, Palang sử dụng được 15 năm phải được thay thế mới
Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp cầu trục dầm đôi để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế mà để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, đơn vị uy tín không phải dễ. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một đơn vị cung cấp cầu trục chất lượng, được nhiều khách hàng tin tưởng. CMI – đơn vị cung cấp cầu trục đang được thị trường đón nhận nhiều nhất hiện nay. Đây là đơn vị cung cấp các loại cầu trục, công trục, thiết bị nâng hạ,… chất lượng với gá cả hợp lý.
Nếu như bạn cần tư vấn thì hãy liên hệ với CMI.