Nội dung tóm tắt
Kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục có quan trọng hay không và những lưu ý trong quá trình kiểm định thử tải là gì? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.
Để đảm bảo quá trình sử dụng cầu trục, cổng trục được hiệu quả bạn nên áp dụng kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục. Đây được xem là một trong những yếu tố bắt buộc với tất cả các thiết bị nâng hạ. Vì sao phải kiểm định thử tải? Các bước kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục là gì? Và cần chú ý điều gì khi kiểm định thử tải?
Vì sao phải tiến hành kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục?
– Đây là yêu cầu bắt buộc của nhà nước trước khi thực hiện đưa vào sử dụng.
– Kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, cán bộ của công ty mình.
– Thực hiện kiểm định thử tải sẽ giúp bạn biết được các hỏng hóc tiềm năng của thiết bị để có kế hoạch mua dự phòng, bổ sung kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, trong nhà máy công xưởng.
Các bước kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục được thực hiện như thế nào?
Dưới đây là các bước kiểm định mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho nhà máy, công xưởng của mình.
– Kiểm tra bên ngoài: xem xét kiểm tra thật kỹ vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn, khoảng cách và các biện pháp an toàn, chi tiết các thông số kỹ thuật của thiết bị và phụ kiện cầu trục kèm theo.
– Xem xét, kiểm tra toàn bộ các cơ cấu, bộ phận nâng hạ đặc biệt là các bộ phận chính sau: Móc và các ổ móc, cáp và các bộ phận cố định cáp, puly, trục và các chi tiết cố định ròng rọc, đường ray, các thiết bị an toàn: hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, hạn chế di chuyển xe con, cầu trục, ray điện an toàn…
– Thử tải tĩnh: Thực hiện quá trình đánh giá các yêu cầu và bộ phận của thiết bị hoạt động có đúng với các tính năng thiết kế ban đầu hay không.
– Thử tải động: Thử tải với tải trọng bằng 110 % tải trọng thiết kế. Kết quả thử tải đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị của cầu trục cổng trục hoạt động đúng tính năng thiết kế, và các yêu cầu của kỹ thuật an toàn, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc hư hỏng.
Những lưu ý về thử tải cầu trục và cổng trục mà bạn nên biết
– Cầu trục và cổng trục phải được thử tải tĩnh 125% sức nâng thiết kế và thử tải động là 110%, thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu.
– Phải đăng ký kiểm định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cấp phép sử dụng thiết bị nâng.
– Chi phí kiểm định thực tế không quá lớn so với giá thành của một bộ cầu trục nên các nhà cung cấp thường đưa ra mức chào giá đã bao gồm phí dịch kiểm định thử tải cầu trục
– Khi mua cầu trục cần chú ý về tải trọng để thử khi kiểm định cấp phép. Nếu khách hàng không có khả năng cung cấp tải để thử thì cần báo sớm với bên sản xuất cầu trục để họ chủ động
Nếu bạn quan tâm và thắc mắc về kiểm định thử tải cầu trục và cổng trục thì bài viết trên của công ty CMI Việt Nam là câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn. Đừng quên kiểm định thử tải thiết bị nâng hạ trước khi sử dụng nhé.