Hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục đúng chuẩn

Cầu trục là thiết bị nâng được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất và công trường thi công xây dựng.

Cầu trục là thiết bị nâng được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất và công trường thi công xây dựng. Tuy nhiên để cầu trục vận hành trơn tru thì khâu bảo dưỡng vô cùng quan trọng. Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách bảo dưỡng cầu trục đúng chuẩn.

Bảo dưỡng cầu trục hàng ngày

Hàng ngày bạn nên kiểm tra xem có tiếng kêu bất thường nào phát ra từ cầu trục không. Đồng thời kiểm tra độ rung từ motor, tời, xe con, vòng bị, tang cáp,… Bởi có nhiều nguyên nhân khiến cầu trục gặp sự cố như khớp nối motor không tốt, trục motor bị cong, khung rầm, ray của nhà xưởng không tốt, móc cẩu bị hỏng hoặc toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng. Việc này sẽ đảm bảo cầu trục hoạt động hiệu quả và an toàn.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra pa lăng treo trên nó, các phanh của cầu trục. Đối với má phanh bạn nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt bánh phanh để loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ bám vào. Sau đó, tiến hành xiết chặt lại các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to…

Bảo dưỡng cầu trục định kỳ

Trước khi tiến hành bảo dưỡng cầu trục cần phải đóng bàn kẹp trên bộ phận quay và không để các bộ phận dễ cháy nổ gần cầu trục. Lưu ý, không dùng xăng, dầu hoặc chất dễ cháy nổ để vệ sinh cầu trục. Ngoài ra, phải ngắt hết các nguồn điện trước khi bảo dưỡng cầu trục.

Tiến trình bảo dưỡng cầu trục định kỳ như sau:

– Bảo dưỡng từng bộ phận của cầu trục:

Bộ phận đầu tiên cần kiểm tra và bảo dưỡng là dầm chính cầu trục. Bạn cần kiểm tra kỹ các mối hàn nối tấm, nếu phát hiện đứt gãy phải sửa hoặc thay thế ngay.

Tiếp theo là bảo dưỡng pa lăng cầu trục. Cần kiểm tra các bộ phận như tang cuốn, động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển pa-lăng, độ rơ mòn của bánh xe.

Sau đó là rầm đỡ ray, ray di chuyển cầu trục. Các bộ phận này bạn cần kiểm tra các mối nối rầm đỡ ray xem các mối nối đỡ ray có hiện tượng nứt gãy không. Bên cạnh, đó bạn nên chú ý kiểm tra độ mòn của hệ ray dẫn an toàn và chổi tiếp điện.

– Bôi trơn các bộ phận của cầu trục như dây cáp, các khớp nối, gối đỡ các cụm bánh xe, các hộp giảm tốc, các gối đỡ trên tang cuốn cáp, trục, puly..

Đối với dây cáp: Trước khi tra mỡ cần phải vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩm trên dây cáp bằng cách dùng khí nén thổi sạch hết dầu hỏa bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp cuốn hết cáp lên đến vị trí cực hạn rồi quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi tang cuốn cáp. Để tiến hành bôi trơn mặt ngoài của dây cáp bạn cho tang cáp quay ngược lại và quét phủ đều mỡ theo chu vi tang cuốn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.

Đối với hộp giảm tốc: Để thay dầu bạn cần thoát hết dầu cũ trong hộp. Sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bả thổi vào bên trong hộp để vệ sinh sạch sẽ cặn bẩn và mạt sắt dính bám trong hộp. Cuối cùng là đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.

Trên đây là cách bảo dưỡng cầu trục đúng chuẩn. Hi vọng với bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích tới các bạn.

0/5 (0 Reviews)

Các tin liên quan

Chat Zalo

0976076220