Tìm hiểu về nhà xưởng công nghiệp ?
- Hiện nay, việc thuê xưởng sản xuất xây sẵn ở các khu công nghiệp đang rất phổ biến ở Việt Nam. Các doanh nghiệp và chủ đầu tư đặc biệt lưu ý đến chất liệu của nhà xưởng.
- Thay vì xây dựng bằng bê tông cốt thép như trước đây, hiện nay các doanh nghiệp ưu tiên xây dựng các nhà xưởng công nghiệp bằng kết cấu thép.
- Vì sao ?
- Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu thép. Đặc điểm này giúp nhà xưởng cực kỳ bền vững
- Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí
- Chịu được lực và tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được xây dựng và sử dụng rộng rãi.
Phân loại nhà xưởng công nghiệp (khu sản xuất chính)
Theo chức năng
Dựa vào chức năng riêng của nhà xưởng sản xuất, có thể phân loại nhà xưởng công nghiệp theo từng lĩnh vực sản xuất như:
- Nhà xưởng gia công kim loại
- Nhà xưởng sản xuất hàng tiêu dùng
- Nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử
- Nhà xưởng đồ gỗ mỹ nghệ
- Nhà xưởng dệt may
Theo đặc điểm quy hoạch hình khối và kết cấu
- Nhà xưởng công nghiệp một khẩu độ
- Loại nhà xưởng công nghiệp này thích hợp với các công trình nhà kho hoặc nhà xưởng sản xuất nhỏ.
- Nhà xưởng công nghiệp nhiều khẩu độ
- Phổ biến nhất là nhà công nghiệp một tầng sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Theo số tầng
Nhà xưởng 1 tầng
- Loại nhà xưởng này chiếm đến 80%, chúng có những ưu điểm nhất định về điểu kiện để bố trí thiết bị, tổ chức dây chuyền tốt hơn,
- Có thể trang bị các loại cầu trục khác nhau, ở bất kỳ vị trí nào của nhà cũng có thể bố trí các thiết bị sản xuất với bất kỳ trọng lượng nào vì móng được đặt trực tiếp xuống nền đất.
- Trong nhà xưởng công nghiệp một tầng cũng thuận tiện cho việc thay đổi các dây chuyền công nghệ
Nhà xưởng nhiều tầng
- Sử dụng cho các ngành sản xuất có trang thiết bị nhẹ đặt trực tiếp lên sàn tầng như các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, sản xuất dụng cụ đo lường, xí nghiệp in…
- Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng cũng thích hợp với các xí nghiệp có dây chuyển sản xuất theo chiều đứng và nguyên liệu có thể tự chảy từ trên xuống dưới do trọng lực của chúng như các nhà máy xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc, tuyển quặng…
- Nhà xưởng công nghiệp hiện đại nhiều tầng cũng được sử dụng khi đất xây dựng bị hạn chế.
- Trong nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng khẩu độ lớn, không gian giữa kết cấu đỡ sàn, mái được sử dụng làm tầng kĩ thuật bố trí các đường ống thông gió, đường dây điện, cấp nước, cấp nhiệt… trong nhiều trường hợp bố trí cả các phòng sinh hoạt, phục vụ.
- Trong các nhà có tầng kỹ thuật khẩu độ có thể tới 24m. Tầng trên cùng của nhà công nghiệp nhiều tầng thường được bỏ bớt các hàng cột để tạo không gian lớn tiện cho việc bố trí thiết bị hơn.
Theo đặc điểm trang bị cầu trục
- Nhà xưởng công nghiệp có trang bị cầu trục phân ra: Nhà có trang bị cầu trục dầm, cầu trục dàn, cầu trục thanh treo dưới kết cấu đỡ mái, cổng trục chạy trên ray đặt trên nền nhà.
- Hầu hết các nhà xưởng công nghiệp đều có trang bị cầu trục để nâng cất, vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phấm, trang thiết bị trong quá trình sản xuất, xây lắp, sửa chữa thiết bị máy móc khi cần thiết. Tuy nhiên cầu trục cũng gây ảnh hưởng lớn đến giải pháp quy hoạch hình khối và kết cấu của nhà.
Theo sơ đồ kết cấu mái
- Chia ra nhà khung phẳng (mái sử dụng dầm, giàn, khung liền khối), nhà khung không gian (mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều, giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi).
Theo vật liệu chịu lực chính
- Chia ra nhà xưởng công nghiệp khung bê tông cốt thép (lắp ghép, đổ toàn khối, lắp ghép – đổ toàn khối), khung thép, tường gạch chịu lực, khung bằng gỗ.
Theo hệ thống chiếu sáng
- Phân ra nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo hoặc hỗn hợp. Ánh sáng tự nhiên được lấy qua của sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái.
- Nhà xưởng công nghiệp sử dụng chiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng trong các nhà cần chiếu sáng đồng đều, không lấy được ánh sáng từ cửa sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái như trong nhà máy dệt, điện tử, điện nguyên tử…
- Trong trường hợp này nên sử dụng loại đèn điện có dải quang phổ gần với ánh sáng tự nhiên nhằm đảm bảo môi trường sản xuất phù hợp với điều kiện làm việc và tâm sinh lý của công nhân.
- Hiện nay thường gặp là sự kết hợp giữa sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong các nhà sản xuất.
Sàn nhà xưởng công nghiệp
- Các loại sàn nhà công nghiệp phổ biến hiện nay chính là sàn nhà deck và sàn panel.
- Cả 2 loại sàn này đều được xem là giải pháp lý tưởng thi công nhà công nghiệp vì chúng đều mang những ưu điểm tuyệt vời.
Mái nhà xưởng công nghiệp
- Các loại mái nhà xưởng công nghiệp cũng là bộ phận luôn được các chủ đầu tư quan tâm vì không chỉ là mái che mà còn mang lại tính thẩm mỹ cho công trình.
- Về kiểu dáng mái nhà xưởng công nghiệp có 2 loại phổ biến là mái bằng và mái nhịp điệu. Chất liệu làm mái che các loại nhà công nghiệp thường là xi măng, ngói, tôn, … nhưng trong đó phổ biến nhất là mái tôn.
Khu phụ trợ nhà xưởng công nghiệp
- Thường được thiết kế hợp khối, không nên bố trí cuối hướng gió chủ đạo so với các phân xưởng sản xuât và kho.
- Các công trình phụ trợ đảm bảo thông gió, chiếu sáng và phòng cháy chữa cháy.
Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp
- Các nhà xưởng công nghiệp đa phần được xây dựng bằng thép tiền chế, chế tạo và lắp ráp sẵn ngay tại nhà máy. Có 4 giai đoạn chính trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp:
Thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp
- Kết hợp nhà xưởng – nhà kho – văn phòng là mô hình được nhiều DN lựa chọn và áp dụng. Có 2 điểm quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp:
- Tính thẩm mỹ: ngăn nắp, đảm bảo môi trường sản xuất xanh – sạch là tiêu chí hàng đầu của nhà xưởng.
- Khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mĩ của bên ngoài và bên trong nhà xưởng cho thuê.
- Các yếu tố như: cây cối xung quanh, khu tập trung chất thải,… cần được bố trí ở vị trí hợp lý, không ảnh hưởng đến chất lượng nhà xưởng.
- Tối ưu công năng: đảm bảo chất lượng quá trình sản xuất là ưu tiên chính của một nhà xưởng công nghiệp.
- Đối với những ngành đặc biệt như: sản xuất thực phẩm, đông lạnh,… thì có kho lạnh, kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm là điều quan trọng.
- Đối với các loại nhà xưởng cần nguồn điện liên tục như ngành điện – điện tử, ngành cơ khí,… thì thiết kế nhà xưởng có sử dụng được các nguồn điện nhân tạo như điện năng lượng mặt trời,… là điều quan trọng
- Tối ưu diện tích: tối ưu diện tích là tối ưu nguồn lực xây dựng và sử dụng nhà xưởng.
- Điều này lại càng quan trọng hơn với các DN SMEs. Hãy tối ưu và tận dụng diện tích nhà xưởng hiệu quả để tối ưu chi phí và nguồn lực sản xuất.
Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp
- Công đoạn sản xuất cấu kiện thép trải qua 7 bước như: cắt thép; ráp; hàn; nắn; lắp bản mã, sườn gia cường; vệ sinh bề mặt; sơn. Cụ thể:
- Cắt thép: có 2 dạng các cấu kiện thép, thép định hình (thép đúc) và thép tổ hợp. Thép định hình là các cấu thép hình H, U, C được đúc nguyên cây. Thép tổ hợp gồm bản cánh, bụng của các cấu kiện được phân ra từ các thép tấm. Các phần này được cắt băng máy cắt chuyên dụng, máy cắt dập, PLASMA.
- Ráp: khi các mảng thép théo độ dài và độ dày yêu cầu, sẽ được lắp ráp, gia công theo kích thước và điệu kiện. Cần tính toàn và xác đinh cụ thể, rõ ràng các diện tích phủ bì để có sản phẩm chất lượng.
- Hàn: sau khi đã có được diện tích phủ bì hợp lý, sẽ tiếp đến công đoan hàn sơ để cố định các mấu, điểm gắn nối. Sau đó, sẽ hàn cố định bằng đường hàn siêu âm,… Các đường hàn cần chất lượng, và được mài dũa lại để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Nắn: trong quá trình thực hiện, cấu kiện thép có thể bị cong và không đạt chuẩn chất lượng. Với tình trạng đó, bạn cần thực hiện việc nắn. Khi thực hiện nắn cần đo lường, tính toán để có kích thước tốt, hợp lý.
- Lắp bản mã, sườn gia cường: sau quá trình cấu kiện được hàn và cân chỉnh hoàn chỉnh, sẽ đến công đoạn lắp bản mã, gia cường để các chi tiết này được cố định chắc chắn.
- Vệ sinh bề mặt: đánh gỉ, mài nhẵn là phần quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ của chi tiết. Đây cũng là công đoạn kiểm tra các chi tiết hàn của các cấu kiện.
- Sơn: có 2 lớp sơn được phủ trên một cấu kiện thép. Một là lớp sơn chống gỉ, một là lớp sơn màu. Lớp sơn chống gỉ là lớp sơn lót giúp bảo vệ sản phẩm cấu kiện thép, và còn giúp lớp sơn màu của nhà xưởng công nghiệp lên màu đẹp hơn.
Lắp dựng kết cấu thép tại công trình nhà xưởng công nghiệp
- Bước 1: Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng, bao gồm các công đoạn: lắp dựng gian khóa cứng: lắp dựng gian khóa cứng, lắp dựng khung kèo, hoàn thành giàn khóa, lắp dựng khung kèo và xà gồ, lắp dựng kèo đầu hồi
- Bước 2: Tiến hành công đoạn lợp tôn mái, tôn vách
- Kéo tôn lợp lên mái, lợp tôn, lắp dựng xà gồ vách, máng xối, ống xối, tôn vách
- Bước 3: Nghiệm thu, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng
- Bước 4: Bảo hành công trình
Xây dựng phần bê tông cốt thép
- Sau khi thi công cột xong, tới phần thi công phần bê tông cốt thép cho nhà xưởng công nghiệp.
- Các phần móng, nền nhà xưởng công nghiệp thường được đầu tư nhiều để đảm bảo nhà xưởng có tính chắc chắn.
- Cụ thể, phần bê tông nhà xưởng thường có độ dày từ 10,20,30 hay 50cm. Điều này quan trọng với những nhà xưởng có cẩu trục.
Lắp đặt nhà xưởng công nghiệp ở đâu uy tín – chất lượng – giá rẻ ?
Công ty CMI Việt Nam là đơn vị cung cấp uy tín, chuyên nghiệp các sản phẩm kết cấu nhà xưởng công nghiệp .
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP CMI VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 7-Tòa nhà SANNAM – 78 Phố Duy Tân – P.Dịch Vọng Hậu – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội.
Số điện thoại: 0976 076 220
Email: info.cmicrane@gmail.com
Website: www.cmivietnam.vn