Nguyên nhân phổ biến khiến động cơ cầu trục bị hỏng

Động cơ cầu trục đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển chuyển động của hệ thống cầu trục, khiến chúng trở thành một bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động cầu trục. Tuy nhiên, hỏng động cơ là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân góp phần dẫn đến sự cố này. Lỗi thiết kế, lỗi lựa chọn thiết bị, điều kiện vận hành, môi trường và các yếu tố khác có thể dẫn đến hỏng động cơ. Bài viết này của chúng tôi sẽ chỉ rõ ra nguyên nhân của 5 lỗi phổ biến khi sử dụng động cơ cầu trục, qua đó bạn có thể biết thêm kiến thức về động cơ, khắc phục các lỗi và tránh lặp lại các nguyên nhân khiến động cơ cầu trục bị hỏng.

Dùng sai công suất thiết kế

  • Cháy quá tải do dùng sai công suất, công suất thấp hoặc yếu hơn công suất ban đầu, hoặc do tính toán sai công suất. Bạn chọn động cơ 3kw nhưng công việc đòi hỏi động cơ lên tới 5kw vì vậy khi đó motor phải chịu lực quá mạnh, không kéo đi được, kẹt cứng, gây cháy đen các lớp cách điện, bị nóng chảy gây trường hợp chập cháy.
  • Cách khắc phục : Lựa chọn đúng công suất phù hợp hoặc tham khảo thông số từ nhà cung cấp.

Sử dụng sai điện áp

  • Cháy do sử dụng sai điện áp, kết nối với nguồn điện có điện áp không đúng với động cơ : động cơ chạy 3 pha 220v lại cấp nguồn vào là 380v
  • Cách khắc phục : Xem rõ thông số trên catalog hoặc trên tem động cơ và sơ đồ đấu dây của động cơ để cấp nguồn cho chính xác.

Mất pha

  • Cháy do mất pha : lỏng dây đấu nối điện, đứt cầu chì. Nguyên nhân thường do sự tiếp xúc giữa 3 dây điện nguồn vào phần đấu điện của motor không được ổn định do một hoặc các pha bị mất không ổn định dòng điện qua động cơ điện.
  • Cách khắc phục : Dùng Rơ le chống mất pha để bảo vệ.

Điện áp không ổn định

  • Cháy do quá dòng vì điện áp không ổn định, điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng làm dòng điện tăng cao, gây quá dòng dẫn đến cháy.
  • Cách khắc phụcDùng ổn áp để giúp nguồn điện ổn định hơn. Sử dụng tủ điện đầy đủ rơ le bảo vệ.

Môi trường không phù hợp

  • Động cơ sử dụng trong môi trường nhiệt độ quá nóng làm mất lớp cách điện của dây quấn, dẫn đến cháy động cơ. Cấp độ chịu nhiệt của động cơ điện không phù hợp với điều kiện làm việc. Bị ngấm nước vào động cơ.
  • Cách khắc phục : Chọn động cơ có tiêu chuẩn chịu nhiệt, chống nước chống bụi phù hợp hơn, cao hơn.

Biến tần cài đặt không đúng

  • Sử dụng biến tần điều chỉnh tần số động cơ chạy với tần số quá thấp hoặc quá cao.
  • Cách khắc phục : Chọn tốc độ phù hợp để không phải điều chỉnh tần số quá cao hoặc quá thấp, hạn chế được cháy động cơ.

Chất lượng dây quấn

  • Chất lượng động cơ cụ thể là dây quấn động cơ có cách điện kém, chất lượng dây kém hoặc quấn thiếu dây dẫn đến không đủ công suất.
  • Cách khắc phục : Chọn động cơ chất lượng hoặc nhà cung cấp uy tín.

Động cơ bị vỡ, bể

Động cơ một khi bị vỡ hoặc bể sẽ phải thay mới vì vỏ động cơ điện bảo vệ và bao trùm động cơ. Khi động cơ bị nứt hay bể sẽ làm không khí tràn vào trong và ảnh hưởng đến động cơ, các mảnh vỡ cũng có thể bị kẹt trong động cơ điện.

  • Gia công cơ khí không chính xác hoặc lắp đặt động cơ không chắc chắn, các ốc siết không chặt, sau 1 thời gian sử dụng ốc bị lỏng dẫn đến vỡ chân đế hoặc mặt bích động cơ.
  • Cách khắc phục : Lắp đặt chính xác và siết ốc tại các vị trí chắc chắn, kiểm tra định kỹ các vị trí bắt ốc.
  • Chất lượng Gang hoặc nhôm cấu tạo lên vỏ của động cơ không đạt tiêu chuẩn.
  • Cách khắc phục : Chọn động cơ chất lượng hoặc nhà cung cấp uy tín

Kẹt tải, vòng bi vỡ

  • Cháy do kẹt tải hoặc vòng bi bạc đạn bị hỏng dẫn đến Rotor bị kẹt, không quay làm Ampe tăng cao, động cơ bị nóng làm mất lớp cách điện của dây quấn, dẫn đến cháy động cơ.
  • Cách khắc phục : Bảo trì bảo dưỡng vòng bi định kỳ. Kiểm tra bảo trì hệ thống máy thường xuyên.

Động cơ bị biến dạng, gãy trục

Trục động cơ có tác dụng truyền lực cơ tới các bộ phận máy móc khác, trục bị gãy sẽ không thể hoạt động được, trục bị biến dạng cong sẽ làm rung lắc động cơ ảnh hưởng đến vận hành cầu trục và lâu dần sẽ làm hư động cơ điện.

  • Gia công cơ khí không chính xác hoặc lắp đặt động cơ không chắc chắn, các buli hoặc dây xích lắp vào đầu trục không khớp.
  • Cách khắc phục : Lắp đặt chính xác, kiểm tra các vị trí kết nối trục và dây xích, dây đai, khớp nối.
  • Chất lượng trục của động cơ điện: Trục động cơ tôi quá non, khi quay không chịu được lực lớn tác động vào trục, gây biến dạng trục động cơ, bị cong hoặc trượt trục. Trục động cơ tôi quá cứng dẫn đến giòn dễ gãy trục, vỡ trục khi hoạt động tần suất cao.
  • Cách khắc phục : Chọn động cơ chất lượng hoặc nhà cung cấp uy tín

Để đảm bảo hoạt động bình thường và tuổi thọ của động cơ cầu trục, việc bảo trì thường xuyên, duy trì các điều kiện vận hành phù hợp và giải quyết kịp thời các vấn đề tiềm ẩn là rất cần thiết. Bằng cách hiểu và giải quyết những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi động cơ này, bạn có thể bảo vệ hệ thống cầu trục của mình và tối ưu hóa hiệu suất của chúng.

0/5 (0 Reviews)

Các tin liên quan

Chat Zalo

0976076220